21% người Úc đồng tìn h với việc tra tấn binh sĩ

21% người Úc đồng tìn h với việc tra tấn binh sĩ

Khảo sát của Hội Chữ thập đỏ cho thấy 57% người tin rằng không nên cho phép việc tra tấn một binh sĩ Úc để lấy thông tin, 23% chưa đưa ra quyết định.

Nghiên cứu do Hội chữ thập đỏ Úc thực hiện cho thấy 57% người không ủng hộ việc tra tấn binh sĩ để lấy thông tin, 23% chưa đưa ra quyết định và có 21% nghĩ rằng việc này là được phép.
Khi nói đến việc người Úc tra tấn binh lính kẻ thù để khai thác thông tin, 23% nghĩ rằng điều này được chấp nhận - trên thực tế, con số này còn nhiều hơn so với những người ở các nước đang có chiến tranh như Syria (20%) và Nam Sudan (18%).


Giám đốc điều hành Hội Chữ thập đỏ Úc, bà Judy Slatyer nói rằng người úc rất quan tâm tới đồng loại nhưng một vài người cần hiểu hơn về luật nhân đạo và vấn đề giá trị. "Tra tấn là bất hợp pháp và không được chấp nhật trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nó hủy hoại người bị tra tấn cũng như nhân loại nói chung", bà nói.
Cuộc khảo sát của Hội Chữ thập đỏ Úc được tiến hành trùng với một báo cáo toàn cầu về thái độ đối với chiến tranh do Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế thực hiện.
Cuộc khảo sát được tiến hành với 17.000 người tại 16 quốc gia bao gồm Syria, Iraq, Afghanistan và Nam Sudan, điều tra về thái độ của họ đối với luật chiến tranh và việc bảo vệ con người.
Đa phần mọi người ủng hộ các biện pháp bảo vệ dân thường và chăm sóc sức khỏe. Nhưng cuộc điều tra đã đưa ra một vài xu hướng đáng lo ngại.
Ngày càng có nhiều người chấp nhận việc dân thường thiệt mạng là điều tất yếu của chiến tranh, đặc biệt là những người đến từ các quốc gia không bị ảnh hưởng bởi xung đột như Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Mỹ.
Cùng ngày càng có nhiều người thờ ơ với việc tra tấn kẻ thù, bất chấp sự ngăn cấm tuyệt đối.
"Những kết quả điều tra toàn cầu dường như cho thấy những người sống tại các quốc gia hòa bình cần phải từ bi hơn và thấu hiểu hơn. Ở Úc, tôi tự hỏi liệu chúng ta có ngày càng vô cảm trước nỗi đau của con người và hậu quả của chiến tranh cũng như xung đột lên tất cả chúng ta", bà Slatyer nói.

Bảo Linh - Báo Úc

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất