Apple xin lỗi vì làm chậm iPhone cũ, giảm giá thay pin bù đắp sai lầm

Apple xin lỗi vì làm chậm iPhone cũ, giảm giá thay pin bù đắp sai lầm

Apple đã chính thức viết thư xin lỗi vì đa can thiệp vào phần mềm làm chậm những chiếc iPhone cũ.

Apple đã chính thức viết thư xin lỗi vì đa can thiệp vào phần mềm làm chậm những chiếc iPhone cũ.

Trong lá thư xin lỗi gửi cho khách hàng, Apple một lần nữa thừa nhận thực tế là họ đã can thiệp vào phần mềm để làm những chiếc iPhone cũ chậm lại. Apple chính thức lên tiếng xin lỗi vì đã gây ra "sự hiểu lầm" xung quanh sự việc này. "Chúng tôi biết rằng một số bạn cảm thấy Apple đã làm bạn thất vọng. Chúng tôi xin lỗi." - công ty viết trong thư.

Để bù đắp lại lỗi lầm, Apple cho biết họ sẽ giảm giá dịch vụ thay pin xuống còn 29 USD (giảm 50 USD), bắt đầu từ cuối tháng 1/2018 đến hết tháng 12/2018. Apple cũng hứa hẹn sẽ bổ sung tính năng cung cấp thêm thông tin về tình trạng pin của iPhone, nó sẽ sớm được cập nhật thông cho hệ điều hành iOS.

Khi có tính năng đó, người dùng sẽ nhận thức được khi nào pin của họ không còn hỗ trợ hiệu suất tối đa của điện thoại nữa. Đây là một thay đổi quan trọng trong cách đối xử với khách hàng của Apple.

Trong bức thư, Apple còn nói rằng: "Chúng tôi luôn muốn khách hàng của mình có thể sử dụng iPhone của họ càng lâu càng tốt". Và Apple cũng mong muốn công ty tiếp tục nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Trước đó, Apple đã bị bắt quả tang làm chậm iPhone cũ của người dùng. Câu chuyện này đã lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội theo sắc thái không có lợi cho người dùng. Chính vì vậy, rất nhiều người đã tin rằng Apple lừa dối họ và những người này đã tạo nên một làn sóng phản đối dữ dội.

Mời các bạn đọc thêm bài viết 10 sự cố muối mặt của Apple:

Mặc dù là công ty danh giá nhất thế giới với giá trị trên 900 tỷ USD, Apple cũng có nhiều scandal đáng xấu hổ.

Dưới đây là tổng hợp các sự cố đáng thất vọng của Apple từ trước tới nay.

Màn hình ngả vàng

Tháng 10/2011, người dùng Reddit phản ánh tình trạng màn hình iPhone 4S ngả vàng. Không nhiều máy gặp tình trạng này và Apple chẳng buồn động chân động tay để khắc phục sự cố.

Rút cuộc, người dùng iPhone 4S phải làm quen với màn hình ngả vàng. Các ý kiến cũng chỉ để đó cho tới khi chìm vào quên lãng.

Thất bại của Apple Music

Chỉ 3 tháng sau khi nền tảng nghe nhạc này ra đời, 48% người dùng đăng ký ban đầu đã quyết định rời bỏ.

Nhiều người thậm chí còn không thể phân biệt sự khác nhau giữa Apple Music và iTunes. Người dùng Apple Music báo lỗi liên tục, thậm chí kho nhạc trên ổ cứng còn bị xóa sạch.

Face ID làm lãnh đạo Apple muối mặt

Face ID là tính năng chủ chốt của iPhone X, nhưng ngay trong lần trình diễn đầu tiên trên sân khấu, phó chủ tịch cao cấp phụ trách phần mềm của Apple, Craig Federighi, đã không thực hiện thành công.

Khi nói “mở khóa thật dễ dàng, bạn chỉ cần nhìn vào điện thoại là xong”, Federighi giơ chiếc iPhone X lên nhận dạng khuôn mặt nhưng máy cứ trơ ra. Face ID đã không hoạt động như mong muốn, thay vào đó iPhone X lại đòi passcode như thường lệ.

Ngay lập tức, Federighi vớ lấy chiếc iPhone X dự phòng và lần này Face ID mới chịu hoạt động.

Lỗi bàn phím ngớ ngẩn của iOS 11

Sau đợt nâng cấp iOS 11 gần đây, một số người dùng iPhone phàn nàn về tình trạng điện thoại tự sửa ký tự “I” thành “A” và cho thêm cả biểu tượng câu hỏi trong ô vuông rất khó hiểu.

Nếu bạn từng gặp tình trạng này, các ký tự iOS 11 tự sửa giống như nội dung tin nhắn từ người ngoài hành tinh. Lỗi ngớ ngẩn này đã được khắc phục trong bản nâng cấp iOS 11.1.1 mới nhất.

Sự cố ăngten gây thiệt hại 175 triệu USD

Là bộ phận cho phép nhận và thực hiện cuộc gọi, ăngten thường được gắn bên trong iPhone. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì, Apple lại đổi ý gắn ăngten xung quanh iPhone 4.

Sự “sáng tạo” bất ngờ này khiến iPhone 4 bị rớt sóng thường xuyên. Lý do rất dễ hiểu: chỉ gần tay người dùng chạm vào phần đặt ăngten, iPhone 4 sẽ rớt sóng. Nếu tay cầm che phủ toàn bộ vùng đặt ăngten, iPhone 4 sẽ mất sóng hoàn toàn.

Sau đó, sự cố đã được Apple khắc phục nhưng với cái giá quá đắt – 175 triệu USD.

Apple đã mất hàng trăm triệu USD để sửa lỗi mất sóng trên iPhone 4.iPhone 6 bị cong vênh

Năm 2014, fan Táo gặp sự cố nhớ đời. Chiếc iPhone 6 bị uốn cong dễ dàng nếu người dùng đặt trong túi quần và ngồi trong thời gian dài.

Vụ việc rùng beng trên các trang mạng xã hội. Một số ăn theo trào lưu thậm chí còn lên YouTube trình diễn màn bẻ cong iPhone 6 bằng tay không.

iPhone 8 bị biến dạng

Ngay sau khi ra mắt, một số người dùng phản ánh iPhone 8 và iPhone 8 Plus có hiện tượng bung màn hình. Nguyên nhân được xác định do pin bị phồng rộp.

Rất may không có trường hợp phát nổ nào. Tại thời điểm đó, người ta lo ngại về một sự cố tương tự như Galaxy Note 7.

Khi pin phồng lên, cạnh viền màn hình iPhone 8 bị tách khỏi phần gắn kết, biến điện thoại thành cục chặn giấy vô dụng.

Apple cho biết đang điều tra sự việc mà không đưa ra bất cứ giải thích hay quyết định triệu hồi sản phẩm nào.

Apple vẫn đang điều tra sự cố phồng pin làm màn hình iPhone 8 tách khỏi máy.

Thảm họa laptop

Chiếc laptop PowerBook 5300 của Apple thực sự là thảm họa với quá nhiều lỗi nghiêm trọng.

Thế hệ đầu tiên của PowerBook được tung ra thị trường năm 1995, đúng vào thời kỳ đen tối nhất của Apple. Khi đó, công ty này đang được Michael Spindler dẫn dắt, còn Steve Jobs vắng bóng tận nơi đâu.

Hai chiếc PowerBook 5300 đã cháy thành tro ngay trên dây chuyền lắp ráp khi pin bị quá nhiệt. Ngoài ra, bộ sạc AC của máy rất dễ vỡ, khiến cho việc sạc pin rất khó khăn.

Bản lề của máy quá yếu ớt, luôn phát ra tiếng kêu khi mở ra, đóng vào. Chưa hết, tốc độ của PowerBook 5300 chậm như rùa bò khiến người dùng vô cùng bực mình.

Apple Maps phải sửa tới 2,5 triệu lần

Thật không thể tin nổi! Ứng dụng bản đồ Apple Maps phải sửa tới sửa lui tới … 2,5 triệu lần mà không xong.

Khi ra mắt, Apple Maps còn quá nhiều lỗi, một số phần bản đồ thậm chí trống trơn không có bất cứ nội dung gì.

Tháp Eiffel gần như bị đổ, những cây cầu trên cao đột nhiên biến thành vực tử thần, cầu bắc qua sông là những nét đứt gãy nham nhở… Tất cả cho thấy Apple Maps là sản phẩm của sự cẩu thả.

Đây được xem là sự cố đáng xấu hổ nhất của Apple. Đích thân Tim Cook phải công khai xin lỗi người dùng.

Tác phẩm Tháp Eiffel trên Apple Maps như đổ rạp xuống đất.Máy tính “sắt vụn” Apple III

Chiếc máy tính để bàn Apple III thực sự là “đống sắt vụn” khi nó được tung ra thị trường năm 1980. Vụ việc này gần như phá hủy danh tiếng của Apple.

Khi đó, Apple III không thể hoạt động. Máy tính bị quá nhiệt khiến chip tan chảy ngay trên bo mạch, trong khi màn hình hiển thị các ký tự vô nghĩa, không thể đọc được.

Theo Trí thức trẻ

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất