Các yếu tố khiến di dân muốn sống tại Sydney và Melbourne thay vì định cư ở vùng nông thôn

Một cuộc nghiên cứu mới tại Queensland đã tìm cách xét xem các yếu tố chính yếu nào khiến di dân muốn sống tại hai thành phố Sydney và Melbourne, thay vì định cư ở vùng nông thôn.
Theo Bộ Di Trú, chỉ có 1 trong 8 di dân mới đến Úc hiện định cư bên ngoài Sydney và Melbourne, một hiện tượng nêu lên nhiều quan ngại về chuyện dân số gia tăng quá mức tại cả 2 thành phố.
Nói về lí do này, một chương trình thử nghiệm của Đại học Trung tâm Queensland cho rằng, sự cô lập, chuyện thiếu các dịch vụ và các cơ hội giới hạn để gắn kết với những người có cùng nguồn gốc, là các lý do then chốt khiến những người di dân mới đến Úc, tìm cách tránh né việc định cư bên ngoài các thành phố lớn trên khắp nước.
Nghiên cứu này còn cho hay, các chính phủ tiểu bang lẫn liên bang cùng các nhóm cộng đồng sắc tộc, cần tìm các đường lối mới trong việc cộng tác lẫn nhau, để khuyến khích di dân định cư tại các địa phương và vùng nông thôn.
Còn ông Julian Teicher, giáo sư về nhân dụng và các tài nguyên nhân lực tại Đại học Queensland nói rằng đây là một khó khăn trên toàn quốc Úc.
Theo các con số thống kê của chính phủ, trong năm 2016-2017, có hơn 120 ngàn di dân có tay nghề đến Úc, thì chỉ có hơn 10 ngàn người thuộc các Chương trình Bảo Trợ Di Dân tại Địa phương. Con số định cư tại các vùng không đáp ứng nhu cầu, bên cạnh đó giới chủ nhân quá lệ thuộc vào số di dân tạm thời từ ngoại quốc để đảm đương công việc cần thiết, bao gồm cả các du khách ba lô, những người làm việc trong thời gian nghỉ hè và những người dân hải đảo Thái bình Dương làm việc theo mùa.
Theo giáo sư Teicher, một phần của vấn đề là có nhiều di dân có những định kiến về cuộc sống ở ngoài các thành phố lớn. Các ý kiến đó có thể đúng thế nhưng lại sai lạc trong nhiều trường hợp khác.
Ngoài ra, phúc trình cho thấy, cuộc sống ở địa phương hay nông thôn đặc trưng là sự cô lập, thái độ thiếu hoan nghênh những người mới đến, cùng việc thiếu cơ hội học tập, hệ thống điện thoại di động và internet không phủ song cũng là một trong những lí do.
Giáo sư Teicher cho biết, rào cản trong việc xử dụng các di dân, mới đến các vùng địa phương và nông thôn, có thể bao gồm việc ít hiểu biết về các công việc, thiếu thông thạo ngôn ngữ, việc nhìn nhận tay nghề và giao tiếp giới hạn giữa di dân và giới chủ nhân.
Trước vấn đề này, phúc trình đề nghị trong tương lai, nên đề cập đến việc làm thế nào để các nhà lãnh đạo trong các cộng đồng di dân, có thể giúp đỡ những người mới đến, hội nhập vào các cộng đồng địa phương và xây dựng sự kết nối với giới chủ nhân, để khuyến khích di dân.
Còn ông Nick Tebbey, giám đốc của Hội đồng Định cư Úc châu, đại diện cho các cơ quan định cư người di dân đưa ra ý kiến, có những bằng chứng cho thấy, các cộng đồng điều hợp với chủ nhân và chính phủ. Nhưng theo ông, những sáng kiến đó vẫn còn ở trong giai đoạn sơ khởi.
Ngoài ra, còn có các đề nghị khác bao gồm việc tổ chức các hoạt động văn hóa và những chương trình hỗ trợ tại các thị trấn. Đây được xem như một phần của chiến dịch phối hợp, để làm dễ dàng các quan ngại về các cơ hội giới hạn, cho di dân và con cái của họ.
Đáng chú ý, theo đề nghị phúc trình, bạn bè và người thân đang sống tại Úc, có thể giữ một vai trò trong việc thu hút một khối lượng lớn lao di dân, đến một vùng đất đặc biệt nào đó. Chính ông Tebbey cũng cho biết, nay là thời điểm cho các chiến dịch giáo dục tốt hơn, để quảng bá cho việc di dân đến các vùng địa phương.
Còn giáo sư Scott Baum thuộc phân khoa Môi trường và Khoa học, thuộc Đại học Griffith ở Queensland lại đưa ra ý kiến, bất cứ kế hoạch nào trong tương lai muốn thu hút công nhân, cần đề cập đến tính chất theo mùa của một số công việc trong nông nghiệp, vốn có thể ảnh hưởng đến công nhân với chế độ nhân dụng không được ổn định. Một khi một vùng nào được xác định là thiếu lao động với các dự án xử dụng nhân lực, thì các dịch vụ hỗ trợ nên tìm cách thu hút một số đông trước khi, chứ không phải sau khi, di dân đến Úc.
Theo ông, một cách thức để đề cập đến vấn đề, là chú tâm đặc biệt vào chiến dịch tuyển mộ, khi làm việc với các cộng đồng sắc tộc khác nhau. Đồng thời đề nghị các chính phủ, không nên xem nhẹ tầm quan trọng của tình cảm cộng đồng, của những người di chuyển đến một vùng đất mới.
Trước đó vào hồi đầu năm 2018, chính phủ liên bang đã phát động một kế hoạch, nhằm hướng 45 phần trăm các visa của di dân vĩnh viễn. Theo đó buộc họ sống vài năm tại các khu vực địa phương, hay các tiểu bang nhỏ như tại Nam Úc.