Chi tiêu viện trợ nước ngoài của Úc đạt mức thấp nhất trong 8 năm

Chi tiêu viện trợ nước ngoài của Úc đạt mức thấp nhất trong 8 năm

Chi tiêu của Úc vào viện trợ nước ngoài đã đạt mức thấp nhất trong vòng 8 năm trở lại đây, với mức tăng dự kiến đến năm 2020 vẫn còn ít hơn so với chi tiêu của Chính phủ Rudd và Gillard hơn một thập kỷ trước đó.

Chi tiêu của Úc vào viện trợ nước ngoài đã đạt mức thấp nhất trong vòng 8 năm trở lại đây, với mức tăng dự kiến ​​đến năm 2020 vẫn còn ít hơn so với chi tiêu của Chính phủ Rudd và Gillard hơn một thập kỷ trước đó.

Dữ liệu do Bộ Ngoại giao và Thương mại công bố vào tháng này cho thấy khoản 3.82 tỷ đô ngân sách hỗ trợ phát triển chính thức của Úc cho tài khóa 2016 - 17 là gần nhất với mức chi tiêu trong tài khóa 2009 - 10, tổng cộng là 3.86 tỷ đô.

Các cam kết trong khoảng thời gian ước tính 4 năm tới sẽ đạt mức tối đa là 4.1 tỷ đô, có nghĩa là Úc sẽ chi tiêu vào viện trợ nước ngoài vào năm 2020 ít hơn so với tài khóa 2010 - 11, khi ngân sách đạt 4.3 tỷ đô.

Hiện nay có hơn 90% trong số các cam kết viện trợ nước ngoài của Úc là dành cho các nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong đó có hơn 558 triệu đô cho Papua New Guinea, 365 triệu đô cho Indonesia và 162 triệu đô cho quần đảo Solomon.

Có hơn 180 triệu đô chi tiêu trong tài khóa 2016 - 17 sẽ dành cho châu Phi và Trung Đông, với các chương trình xuyên quốc gia, đóng góp cho các tổ chức quốc tế, hỗ trợ nhân đạo và khẩn cấp chiếm phần còn lại của chi tiêu viện trợ.

Trong năm 2016, đã có sự cắt giảm thêm 224 triệu đô chi tiêu viện trợ nước ngoài, sau khi chính phủ Abbott đã cắt giảm 1 tỷ đô trong năm 2015 - mức cắt giảm lớn nhất trong một năm.

Chi tiêu kế hoạch trong tài khóa 2017 - 18 sẽ tăng lên 3.9 tỷ đô trước khi đạt 4.01 tỷ đô vào tài khóa 2018 - 19.

Trước khi đến với Chính phủ trong năm 2007, Đảng Lao động đã cam kết hướng tới mục tiêu là dành 0,5% của thu nhập quốc gia cho viện trợ nước ngoài vào tài khóa 2015 - 16, nhưng kế hoạch này đã bị trì hoãn trong năm 2012 và 2013.

Báo cáo ngân sách cuối cùng của Chính phủ Gillard có bao gồm các cam kết viện trợ 0,37% của thu nhập quốc gia.

Ông Tim Costello từ World Vision Australia cho biết chi tiêu viện trợ của Úc nên được coi là một nguồn của "sự lúng túng quốc gia", trong bối cảnh nước Úc vẫn tham gia vào các hoạt động quân sự quốc tế ở nước ngoài.

Ông Costello cho biết ông cảm thấy lo ngại khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc trên thế giới sẽ khiến viện trợ bị cắt giảm thêm nữa khi Chính phủ liên bang đang cố gắng bù đắp ngân sách.

"Điều mà Úc đang thực hiện lúc này sẽ khiến ông Bob Menzies phải đội mồ mà sống dậy. Viện trợ đã ở mức cao nhất trong thời ông Menzies làm Thủ tướng, ở mức 0,5%... trong khi thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều," ông Costello nói.

Ca ngợi những quốc gia gồm Anh, Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan đã đáp ứng được mục tiêu của Liên hợp quốc là dành 0,7% của thu nhập quốc gia cho viện trợ nước ngoài, ông Costello cho rằng những người nghèo đói trên thế giới đã bị phớt lờ ngay trước "cửa nhà" của Úc.

"Chúng ta đã đánh mất quan điểm. Chúng ta vẫn đang là nước giàu thứ 3 thế giới tính trên đầu người và chúng ta đã cắt giảm viện trợ, mà điều này lại thực sự là thước đo cảm giác của chúng ta về quan điểm," ông nói.

Việt Tùng - Báo Úc
Link nguồn: http://www.brisbanetimes.com.au/federal-politics/political-news/australias-foreign-aid-spending-at-lowest-level-in-eight-years-20161228-gtiqpe.html

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất