Chuyện về những người đào thoát khỏi Triều Tiên và cuộc sống mới trên đất Úc

Chuyện về những người đào thoát khỏi Triều Tiên và cuộc sống mới trên đất Úc

Lời kể của phóng viên 9NEWS - Khi tôi đến một công viên ở Sydney để phỏng vấn Grace và Heather (không phải tên thật của họ), tôi đã không nghĩ rằng mình sẽ gặp hai người tích cực như vậy.

Lời kể của phóng viên 9NEWS - Khi tôi đến một công viên ở Sydney để phỏng vấn Grace và Heather (không phải tên thật của họ), tôi đã không nghĩ rằng mình sẽ gặp hai người tích cực như vậy.

Hai người phụ nữ này hiện đang ở độ tuổi ngoài 30, nhưng từ khi sinh ra cho tới khi gần 20, họ đã sống tại một quốc gia bí mật nhất trên trái đất, đó là Triều Tiên.

Họ đã trải qua những nỗi kinh hoàng không thể tả được dưới chế độ độc tài của Kim Il-sung, và sau đó dưới quyền con trai của ông là Kim Jong-il.

Cả hai đều đã sống qua nạn đói 4 năm bắt đầu vào năm 1994. Mọi người họ biết đều nghèo khổ, mọi người họ biết đều chết đói. Việc xác người chết đói nằm đầy trên đường phố là một điều hoàn toàn phổ biến.

Họ đã tuyệt vọng, và nếu ở lại chắc chắn họ sẽ chết đói. Vậy nên họ đã quyết định tự bán mình cho những kẻ buôn người, và sau đó bị chúng bán cho những người nông dân Trung Quốc.

Khi thoát khỏi đó vào năm 1998, Heather 18 tuổi. Cô đã "kết hôn" với một nông dân, sau đó là một người khác, và sau đó là thêm một người khác nữa.

Cô nói với 9NEWS rằng đã có hàng trăm phụ nữ Triều Tiên đào thoát khỏi đó trong cùng một chiếc thuyền của cô vào cuối những năm 1990.

Cả hai người phụ nữ đều may mắn là tìm được cơ hội để trốn thoát, sau đó tới được Hàn Quốc, thông qua Thái Lan và Lào.

Sau vài năm, cả hai người phụ nữ quyết định thử vận ​​may tại Sydney, và gặp nhau lần đầu tiên tại đây.

Giờ đây ở Úc theo visa sinh viên, họ đang học tiếng Anh và làm công việc thợ làm tóc. Họ nói rằng cuộc sống như vậy là rất tốt đối với họ.

Họ nói rằng họ thích sống trong một thành phố đa văn hoá như Sydney, nơi có ít sự kỳ thị về Triều Tiên hơn là ở Hàn Quốc.

Có khoảng 70 người đào thoát đang sống ở Úc. Tôi đã liên lạc với nhiều người trong số họ thông qua các học giả chuyên về Triều Tiên và thông qua các nhóm cộng đồng khác nhau.

Hầu hết đều từ chối. Hầu hết mọi người quá sợ hãi nên không dám chia sẻ câu chuyện của họ - thậm chí với điều kiện được giấu tên.

Mặc dù khuôn mặt của Heather và Grace đều phải giấu đi, nhưng tôi có thể nói với bạn rằng ngay cả khi chia sẻ những câu chuyện về bi kịch và đau khổ, họ cũng không hề tỏ ra giận dữ.

Từ tôi sẽ sử dụng để mô tả là - cả hai đều tỏ ra rất biết ơn.

Họ nói họ rất biết ơn vì có được không khí trong lành ở đây, vì có 3 bữa ăn một ngày, và biết ơn vì có cơ hội thứ hai trong cuộc đời - bên ngoài Triều Tiên.

Việt Tùng - Báo Úc (Theo 9News)

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất