Du học Úc: Tâm sự chuyện làm thêm tại Úc

Công việc làm thêm ở Australia khá là đa dạng, tại nơi mình ở thì công việc chủ yếu vẫn là phục vụ ở các nhà hàng, bán hàng ở các tiệm bánh và khuân vác ở chợ.
Hôm nay cũng tròn một năm kể từ ngày qua Australia, tự dưng lại muốn viết một cái note về chủ đề part-time job, một cụm từ mà mình nghĩ đã quá quen thuộc với các bạn du học sinh. Dù mục đích của “Công việc làm thêm” là khác nhau với mỗi người, có người đi làm vì muốn có kinh nghiệm, người đi làm vì muốn có thêm tiền tiêu và nhiều bạn cũng giống tôi – đi làm để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt đỡ phần vấn đề tài chính cho bố mẹ ở quê nhà.
Công việc làm thêm ở Australia khá là đa dạng, tại nơi mình ở thì công việc chủ yếu vẫn là phục vụ ở các nhà hàng, bán hàng ở các tiệm bánh và khuân vác ở chợ. mình thì may mắn được nhận vào làm phục vụ trong một quán Korea khá có tiếng, bởi vậy nên công việc cũng khá suôn sẻ.
Facebook- Công cụ hữu hiệu cho việc tìm Part-time job
Cái cách mình được nhận làm cũng khá thú vị. Với 5 năm kinh nghiệm học hành bên Korea, mình không bỡ ngỡ gì với cuốc sống của một du học sinh, nếu có khác chỉ là giờ đây, mình cũng là một học sinh bt như bao người khác, không còn là học bổng toàn phần nên mình phải tự thân vận động để tìm nguồn chi trả cho cuộc sống hàng ngày của mình.
Ngày mới chân ướt chân ráo đến Australia, chả quen ai mấy, ai cũng nói xin việc giờ khó lắm, phải mất 3 tháng, 6 tháng...Tiền chi phí hàng ngày vẫn phải tiêu, tài khoản cứ giảm dần đều. Các nguồn thông tin công việc của một số người quen xung quanh không mang lại nhiều hiệu quả, bản thân mình cũng không muốn phải đợi lâu hơn. Sau 1 tuần ở nhà tìm kiếm các trang mạng thử việc, mình quyết định tự lập 1 danh sách các việc mình muốn, nhận ra một điều rằng nếu muốn có một công việc tốt, không bị phân biệt đối xử, mình phải cố tìm việc trên City, nên mình bỏ ý định tìm loanh quanh trường, khi mà số học sinh đăng kí quá đông nên các ông bà chủ ra sức bóc lột tiền lương của hs hết mức có thể.
Để tìm 1 công việc không hề dễ dàng, nhất là với người mới như mình. Đặt chân lên city tuần thứ 2, với cái google map đồng hành, mình đi lần mò, gõ cửa từng nơi một. Sau một ngày tìm kiếm, nhận ra một điều là với cái thành phố quá rộng thế này, để đi tim hết list top 30 của mình có khi phải mất nửa tháng, vừa đã tốn sức mà không mang lại hiệu quả cao. Nên mình nghĩ ngay đến facebook bởi vì bây giờ mọi người thường follow và chia sẻ các quán ăn ngon trên facebook cho bạn bè vì thế nên bất kì một business nào muốn có một nguồn khách ổn định thì chắc chắn họ phải có một địa chỉ facebook tin cậy cho customers. Chỉ mất đúng 20 phút lần mò tìm top restaurants at Melbourne trên facebook, mình tìm ra 1 list 30 chỗ mình muốn. Sau đó, mình tự việt một cái CV để Pr bản thân và inbox cho họ thay vì phải đi từng nơi xin như mọi người thường làm. Chỉ vọn vẹn có 30 phút, công việc tìm kiếm Part-time đã xong, giờ là lúc đợi hồi âm của họ. Sau 2 ngày, mình nhận được đến 7 hồi âm, họ hẹn mình đến phỏng vấn. Trong 7 chỗ mình đi phỏng vấn, mình đã chọn ra được 2 chỗ làm ưng ý nhất. Đây cũng là 2 chỗ mà mình đã làm cho đến tận bây giờ ( tròn 1 năm).
Vậy là từ lúc là người đi xin 1 công việc, chỉ với 1 cách tiếp cận khác, mình đã thành người được quyền lựa chọn công việc ưng ý.
Kiên nhẫn, Nhạy bén và Biết lắng nghe
Tìm được một công việc đã khó, để có chỗ đứng trong công việc của mình, được mọi người tôn trọng, coi như một thành viên trong gia đình lớn không phải là chuyện đơn giản. Bước vào với công việc mà mình không có một chút kinh nghiệm nào nên lúc đầu rất mệt. Mình phải học tất cả rất thứ một lúc: Menu, nhận order qua điện thoại, cách thanh toán tiền qua thẻ nội địa hay quốc tế, thuế bao nhiêu phần trăm.... May mắn vì sống ở Korea một thời gian dài, hiểu được văn hóa Hàn Quốc, món ăn, có khả năng giao tiếp kha khá nên cũng không phải mất nhiều thời gian để học thuộc tên và nhận biết món ăn. Tuy may mắn được làm ở Hall vì mình vốn không to cao lắm, thêm khả năng Tiếng Anh và Tiếng Hàn khá tốt nên công việc không phải quá “chân tay” vất cả. Chủ yếu là sắp xếp đồ, nhận order, tính tiền, mang đồ ra cho khách. Tuy nhiên, không phải vì thế mà không có chút áp lực gì. Quán vào những ngày đông khách, gần như phải chạy liên tục, có những lúc phải làm liền 10 tiếng không được ngồi tý nào, 2 chân cứ mỏi nhừ và đau nhức. Nhớ lại hồi mới đi làm, vì là thành viên mới, cái gì cũng không biết, bị mấy đứa làm lâu ở đây nó “bắt nạt” các kiểu, toàn sai vặt đi làm cái nọ cái kìa. Nhiều lúc cảm thấy như mình là người ngoài, không ai nói chuyện gì mấy, ngoài vài câu hỏi xã giao. Một hai tháng đầu đi làm cảm giác vừa mệt mỏi, vừa áp lực, thêm cả việc học hành ở kì đầu tiên cái gì cũng bỡ ngỡ làm mình cảm thấy khá mệt mỏi. Nhưng cuộc sống là thế, ở bất kì đâu, dù là việc gì ai cũng phải trải qua hết, nên mình luôn luôn “cười” nhiều nhất có thể, lắng nghe mọi người góp ý, kiên nhẫn học hỏi, quan sát. Mình cũng nhận ra là từ chính sự lắng nghe và luôn học hỏi của mình làm mọi người ở đấy dần dần có thiện cảm và quý mình hơn.
Mình luôn quan sát mọi người làm việc, biết họ cần gì và thiếu cái gì. Khi đã coi nhau như một gia đình, thì việc của mọi người cũng là việc của mình. Khi mình không bận rộn, mình lại hỏi giúp mọi người một tay. Khi mọi người rảnh rỗi, mình tranh thủ hỏi mấy anh chị đầu bếp cách nấu ăn, kĩ thuật sử dụng dao khi nấu ăn cho đúng cách.... Vì học thêm được một số kĩ năng nên lúc thiếu người, mình có thể vô bếp phụ giúp mọi người một tay khi cần thiết.
Nhờ vậy, dù làm 2 hay 3 công việc cùng một lúc tại thời điểm hiện tại, mình vẫn xây dựng được cho mình một chỗ đứng vững chắc, lòng tin từ managers và các thành viên dù ở bất kì công việc nào.
Chia sẻ và Cảm thông
Mình đi làm không đặt mục tiêu kiếm được bao nhiêu tiền, làm được bao nhiêu giờ mà mình muốn có nhiều trải nghiệm thực tế. Mình luôn để ý đến cách mà các managers quản lý nhân viên của mình. Nhờ việc làm ở nhiều chỗ khác nhau, mỗi nơi có một cách quản lý mục tiêu về nhóm khách hàng và service khác nhau nên mình được tiếp cận rất nhiều ý tưởng hay và độc đáo. Từ việc quản lý nhân sự, kho hàng, xắp sếp đồ đến việc hệ thống order, món nào trước, món nào sau sao cho vừa ý khách hàng đều phải lên kế hoạch từ trước. Nhiều khi minh thấy thương cho cô managers của mình, khi quán không có khách, cô phải mệt mỏi lo lắng đến việc cắt giảm chi tiêu, khi quán đông khách, làm từ sáng đến tối, cũng lại thấy hình ảnh mệt mỏi của cô. Có thế mới thấy thương cho những người quản lý như bố mình. Lúc Viện không có việc, anh em không được thu nhập ổn định, bố mình luôn là người lo lắng cho họ đầu tiên. Đến lúc mang được nhiều dự án về, rồi thì bố mình cũng là người kiểm định, hoạch định dự án, đưa ra đướng hướng, đối tác ... Nói chung là nhưỡng người quản lý chả bao giờ có cái thời gian gọi là “thư giãn”. Cuộc sống áp lực luôn luôn sát cánh với họ.
Nhờ có hiểu được sự khó khăn managers gặp phải, mình mới biết cách để giảm nhẹ gánh nặng cho họ, giúp họ có thời gian tập trung cho việc khác. Nhờ có việc biết quan tâm, chia sẻ, cảm thông đến gánh nặng của những ngoài quản lý, mình cảm thấy mình luôn tạo được sự tin tưởng của họ.
Teamworks
Khi đi làm ở bất kì đâu, dù bất kì việc gì, mình nhận ra một điều Teamwork rất quan trọng. Nếu mình có team-members tốt, ăn ý thì công việc được giải quyết rất đơn giản. Làm ở quán ăn cũng vậy, chỉ cần để ý một chút, phân công cho mọi người hợp lý việc phải làm thì dù quán có đông đến mấy, mình và mọi người đều có thể xử lý một cách tốt nhất. Nếu làm việc mà không hiểu ý nhau, rất dễ gây ra mâu thuẫn, khó chịu, dẫn đến làm không hiệu quả, có khi vì tức nhau mà xin nghỉ việc. Điều quan trọng của teamworks là phải biết lắng nghe mọi người, sắp xếp nhiệm vụ hợp lý, công bằng, không có tình trạng “ ma cũ bắt nạt ma mới”. Khi mọi người trong team đều có tiếng nói riêng của mình, sẽ tạo ra một không khi làm việc rất thoải mái. mình là quản lý trên tầng 2 của quán, làm việc với nhiều các bạn trainees mới, tuy nhiên mình luôn tôn trọng các bạn ý để đổi lại sự tin tưởng của họ.
Như vậy, chỉ cần tinh ý một chút, biết sử dụng kĩ năng làm việc nhóm hợp lý, mình hoàn toàn có thể chiếm lấy sự tin tưởng từ chị Managers.
Customer Service
Để sống khỏe và sống tốt trong bất kì môi trường nào, thì những đánh giá khách quan từ mọi người cho mình sẽ là một thước đo khá chính xác về hiệu quả công việc mình đang làm. mình làm ở nhà Hàng, nên việc đánh giá ở khách hàng trên website của công ty khá quan trọng. mình luôn nghĩ rằng khách hàng là người mang lại nguồn thu nhập cho mình, bởi vậy dù thế nào mình cũng phải mang lại cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất có thể. Luôn niềm nở, hướng dẫn tận tình, chi tiết, từ việc giới thiệu menu, hỏi về tình tình sức khỏe, có bị dị ứng với bất kì loại gia vị hay đồ ăn nào hay không, nhưng điểm tốt hay không tốt về quán nếu có. Tất cả những sự quan tâm này đến khách hàng chính là một cách để mình biến họ thành khách hàng trung thành của quán.
Đương nhiên, việc giao tiếp nhiều với khách giúp mình trao dồi nguôn ngữ, tự tin khi giao tiếp và quan trọng nhất là luôn hiểu cái customers cần. Đây chính là những kho tàng thông tin quý báu khi managers cần sự góp ý để nâng cao chất lượng phục vụ. Đây chính là lúc chúng ta có thể tỏa sáng.
Tạo ra tiếng nói riêng
Thay vì việc chỉ lao đầu vào làm, hết giờ thì nhận tiền và ra về như nhưng người làm công ăn lương bình thường. Một phần nữa là được chị manager hướng dẫn chỉ bảo từ những ngày đầu, nên mình khi đi làm không hướng đến tiền quá nhiều mà luôn có ý nghĩ là thế nào để quán quản lý tốt hơn hay khách hàng sẽ thoải mái hơn với phục vụ của mình. Có lần mình đã nói với chị manager rằng nếu một ngày nào đấy chị không quản lý ở đây nữa, nếu em không cảm thấy em hợp được với manager mới em sẽ nghỉ đấy chị nhé. Mình thấy rằng tầm nhìn của manager là rất quan trọng. Có người hướng đến mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà nhiều khi giảm đi chất lượng phục vụ. Có người sẵn sàng hi sinh đi một chút lợi nhuận, nhưng đêm lại không gian thoải mái và phục vụ tốt nhất cho khách hàng để mang về những khách hàng trung thành. Khi mình thấy chất lượng phục vụ không còn như xưa, mình cảm thấy khó chịu khi một bàn 4 người mà phải nhồi nhét đến 6 hay 7 người, mình sẵn sằng complaint cùng khách, ủng hộ và bảo vệ khách hàng chứ không thể để họ bị thiệt thòi.
Ở bất kì đâu, tạo ra tiếng nói cho bản thân mình cũng chính là một phần mình tạo dựng được chỗ đứng và tiếng nói của mình trong công việc.
Báo Úc - Theo FB Doan Toan

Chia sẻ kinh nghiệm làm thêm tại Úc
Hôm nay cũng tròn một năm kể từ này qua Australia, tự dưng lại muốn viết về chủ đề Part-time job, một cụm từ mà MÌNH nghĩ đã quá quen thuộc với các bạn du học sinh.