Gần 1/3 người trẻ Úc bị kỳ thị chủng tộc

Gần 1/3 người trẻ Úc bị kỳ thị chủng tộc

Gần 1/3 người trẻ tại Úc đã bị đối xử bất công hoặc bị phân biệ t đối xử do chủng tộc trong năm ngoái.

Đây là số liệu do cuộc khảo sát đối với những người trẻ mà Mission Australia tiết lộ.
Giám đốc điều hành Mission Australia, Catherine Yeomans nói: "Điều này có đánh thức chúng ta chút nào không?"
Có tổng cộng 22.000 người trẻ tuổi từ 15-19 trên khắp nước Úc đã hoàn thành bài khảo sát này. 4.000 người trong số này nói họ sử dụng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh tại nhà - phổ biến nhất là tiếng Trung Quốc, Việt Nam và Ả Rập.
Cuộc điều tra cho thấy những người trẻ nói tiếng Trung Quốc bị phân biệt chủng tộc với tỉ lệ cao nhất, 90%.
Khoảng 80% người trẻ nói tiếng Quảng Đông và tiếng Philippines được báo cáo là bị đối xử không công bằng do chủng tộc của họ.
Những người trẻ trên đảo Torres Strait và người thổ dân bị phân biệt chủng tộc nhiều gấp đôi so với những người ngang hàng nhưng không phải bản địa.
Tờ ABC của Úc đã có cuộc trò chuyện với một số người trẻ Úc về những gì họ phải trải qua.
Abir Islam


Abir Islam, 18 tuổi, người gốc Nam Á.
"Tôi đã phải đối mặt với sự kỳ thị vì giới tính của mình, tôi là một Gay. Và cũng bởi chủng tộc của tôi, tôi đến từ một gia đình gốc Nam Á. Sau một thời gian những thứ kiểu như thế này khiến bạn không nhạy cảm nữa, bạn sẽ chẳng thực sự chú ý đến nó nữa. Nó chỉ trở thành chuẩn mực, thật đáng buồn. Nhưng nó sẽ khiến bạn thêm nghị lực, cuối cùng bạn sẽ trở thành người tốt hơn, tôi đoán vậy".
Mavis Tian


Mavis Tian, 19 tuổi, sinh ra tại Úc, nói tiếng Quan thoại.
"Tôi chắc chắn có cảm thấy bị phân biệt đối xử. Sydney có rất nhiều khách du lịch châu Á và mọi người thường nghĩ chỉ vì bạn trông giống người châu Á nên bạn không nói được tiếng Anh cho nên mặc sức đối xử tệ với bạn. Có nhiều lúc bạn đi vào các cửa hàng, người ta nói "xem kìa, có người châu Á ở cửa, hãy để mắt đến cô ta", kiểu như vậy đó".
Nancy Li


Nancy Li, 19 tuổi, sinh ra ở Trung Quốc, nói tiếng Quan thoại và Quảng Đông.
"Tôi chưa từng nghe thấy ai nói bất cứ điều gì phân biệt chủng tộc với tôi một cách rõ rệt nhưng tôi luôn cảm thấy có một làn sóng ngầm về điều này, bạn biết ý tôi chứ. Ngoài ra, chẳng có nhiều phụ nữ châu Á hay da đen đại diện trong những quảng cáo hay trên truyền thông... nhưng tôi sẽ nói rằng phân biệt chủng tộc tại Úc không tệ như ở những nơi khác".
Noah Leavett-Brown


Noah Leavett-Brown, 15 tuổi, mẹ là người Nhật Bản, bố là người Anh.
"Tôi chưa từng bị phân biệt đối xử. Đôi khi tôi và bạn bè gọi những người đến từ chủng tộc khác bằng những cái tên chỉ với ý trêu đùa, không có gì nghiêm trọng cả, chỉ giống như chúng ta trêu nhau thôi. Đôi khi bạn bè tôi sẽ nói "những bạn người châu Á đã đến để chiếm đất nước chúng ta" như một trò đùa thôi, không phải thật... chúng tôi phá lên cười, chẳng ai trong chúng tôi coi đó là nghiêm túc cả".
Paru Bhandari


Paru Bhandari, 19 tuổi, người Nepal.
"Tôi chưa trải qua bị phân biệt chủng tộc nhưng tôi nghĩ có sự phân biệt giới tính tại Úc do có sự chênh lệch về tiền lương giữa 2 giới. tôi hy vọng sẽ có sự bình đẳng trong tương lai - cho bé trai và bé gái, tầng lớp trên, tầng lớp dưới trong giáo dục, việc làm, cho tôn giáo và chủng tộc".
Steven Chen


Steven Chen, 19 tuổi, người gốc Trung Quốc
"Tôi đã bị kỳ thị chủng tộc, chủ yếu ở trường trung học. Lúc đó, tôi nhận ra chủ yếu là vì họ quá non nớt. Nhưng tôi nghĩ khi tôi trưởng thành, mọi người xung quanh tôi cũng trưởng thành. Phân biệt chủng tộc chắc chắn là một điều tồn tại ở Úc. Tôi không nghĩ có bất điều gì phủ nhận nó nhưng tôi nghĩ khi người dân được giáo dục nhiều hơn, phân biệt chủng tộc sẽ ngày càng ít đi".


Bảo Linh - Báo Úc

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất