Giá nhà ở sụt giảm, Úc cần chuẩn bị tinh thần trước những điều tồi tệ

Giá nhà ở sụt giảm, Úc cần chuẩn bị tinh thần trước những điều tồi tệ

Giá nhà đất tại Úc đang sụt giảm mạnh. Nếu quỹ đạo này không thay đổi, thị trường nhà đất có thể chỉ chững lại ở mức ‘khủng hoảng nhẹ’. Tuy nhiên, điều tồi tệ vẫn có thể xảy ra và nước Úc cần chuẩn bị tinh thần.

Theo lời khuyên của Công ty nghiên cứu kinh tế hàng đầu thế giới, tất cả các cơ quan quản lý tài chính và quản lý ngân hàng của Úc cần được chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng nặng xảy ra trong thị trường nhà đất.

Còn theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nghiên cứu những dữ liệu mới nhất cho thấy, thị trường Úc hiện đang đẩy sự phát triển kinh tế của Úc vào tình trạng nguy hiểm. Tình hình này đang trở nên căng thẳng với sự biến động của giá nhà và những khoản nợ của các hộ gia đình.

Nói về điều này, Chuyên viên kinh tế cấp cao của OECD Phil Hemmings chia sẻ trên SBS: “Dĩ nhiên là thị trường nội địa đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, có thể là rủi ro nhỏ, cho việc khủng hoảng thị trường nhà đất,”

Được biết, kể từ cuối năm 2017, giá nhà đã sụt giảm liên tục và thị trường đang trên đà trượt vào cuộc khủng hoảng nhẹ. Thông tin này được OECD tiết lộ. Tuy nhiên chính từ sự sụt giảm này lại làm tăng nguy cơ về việc thị trường nhà đất sẽ lún sâu vào cuộc khủng hoảng tồi tệ. Tất cả các chuyên gia điều hành cần phải chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất là thị trường nhà đất rơi vào khủng hoảng nặng.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần thiết phải tập trung sự chú ý của họ để bảo đảm sự minh bạch, chịu trách nhiệm của các viện tài chính trong quá trình họ cạnh tranh với nhau. Cần bảo đảm họ theo sát những điều khoản từ Ngân hàng của Ủy ban Hoàng gia.

Nhưng công ty nghiên cứu kinh tế cũng đã nhận ra nước Úc đang đắm chìm trong ‘lăng kính màu hồng’, khi nhịp tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đã đạt cột mốc 27 năm tăng trưởng liên tiếp mà không hề suy thoái. Điều này khiến họ vẫn tin là nó sẽ tiếp tục tăng.

Đáng chú ý, ngoài những rủi ro từ thị trường nhà đất, công ty nghiên cứu đã cho biết rủi ro còn có thể tồn tại ở một số mặt khác, bao gồm cả việc bất ổn định trong nhu cầu xuất khẩu. Và điều này có liên quan mật thiết với sự cân bằng xuất nhập khẩu với Trung Quốc.

Thông tin cho biết, tổ chức OECD hiện đang có 36 nước thành viên, đã thống nhất việc sẽ cẩn trọng trong việc nâng mức lãi xuất đều đặng dựa theo mức tăng trưởng liên tiếp, cũng như mức lạm phát chỉ ở mức tăng nhẹ. Còn Ngân hàng Trung Ương của Úc đã cố gắng giữ tỉ lệ tiền mặt của mình ở mức thấp kỉ lục 1.5% kể từ tháng 8 năm 2016 và đã ra dấu hiệu rằng nó sẽ không thay đổi trong một thời gian đáng kể.

Bên cạnh đó, OECD cũng đã khuyến nghị chính phủ liên bang duy trì những kỷ luật về tài khóa, đưa ngân sách trở lại thặng dư và đẩy mạnh việc đạt được những kết quả phát triển bền vững bằng cách giảm áp lực để tăng chi tiêu công. Dù nước Úc đã chứng minh “năng lực vượt trội” trong việc tăng cường mức sống và việc ổn định các cú sốc kinh tế, nhưng OECD nhấn mạnh những thách thức kinh tế xã hội vẫn tồn tại.

Song Ngư (Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất