Hãy suy nghĩ kĩ trước khi đăng hình con lên mạn g xã hội!

Hãy suy nghĩ kĩ trước khi đăng hình con lên mạn g xã hội!

Có thể bạn cho rằng thật đáng yêu khi đăng những bức ảnh chụp đứa con nhỏ của mình chạy chơi quanh sân hay giận dỗi lên mạn g xã hội, nhưng đã bao giờ bạn nghĩ điều đó là sai lầm, thậm chí bất hợp pháp chưa?

Có thể bạn cho rằng thật đáng yêu khi đăng những bức ảnh chụp đứa con nhỏ của mình chạy chơi quanh sân hay giận dỗi lên mạng xã hội, nhưng đã bao giờ bạn nghĩ điều đó là sai lầm, thậm chí bất hợp pháp chưa?

Chính phủ Pháp đầu năm nay đã cảnh báo các bậc phụ huynh ngừng việc đăng tải hình ảnh con mình lên mạng xã hội.

Theo những điều luật bảo vệ quyền riêng tư nghiêm ngặt tại quốc gia này, cha mẹ có thể sẽ phải ngồi tù lên tới 1 năm và chịu phạt 45,000 euro ($65,500) nếu phạm tội công khai thông tin riêng tư của con cái mà không có sự đồng ý của chúng.

Điều luật mới có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các ông bố bà mẹ trong kỷ nguyên của Facebook.

Những người lớn thường tỏ ra không hài lòng với cách mà những người trẻ chia sẻ cuộc sống của họ trực tuyến. Nhưng khi tự nhìn nhận lại bản thân, liệu chúng ta – những người làm cha mẹ - có thực sự có quyền công khai những hình ảnh gia đình trên mạng xã hội? Và nếu có thì quyền hạn đó có hiệu lực đối với những trường hợp nào?

Chia sẻ ảnh

Một phần của vấn đề là xu hướng chia sẻ quá nhiều của chúng ta. Một nghiên cứu mới đây bởi Nominet đối với những tên miền có đuôi .uk cho thấy rằng các bậc cha mẹ đã đăng tải gần 200 bức ảnh của những đứa con dưới 5 tuổi trên mạng xã hội mỗi năm.

Điều này có nghĩa 1 đứa trẻ sẽ xuất hiện trong khoảng 1,000 bức ảnh online trước sinh nhật 5 tuổi. Việc đăng ảnh dường như đã trở thành 1 thói quen, đến nỗi nếu bạn không đăng ảnh con mình thì những người khác sẽ lập tức thắc mắc liệu bạn có thực sự quan tâm đến con hay không.

Quy chuẩn mới này có nghĩa rằng rất nhiều đứa trẻ sẽ nghiễm nhiên được nhận dạng số hóa rất nhanh nhờ vào 1 người khác.

Quá trình có thể được so sánh với việc xây dựng hình ảnh, đặc điểm nhận dạng của những người nổi tiếng, mà qua đó các phụ huynh có thể thỏa sức vẽ nên hình ảnh của các con theo cách mà họ muốn: đứa trẻ thiên tài, không vâng lời, fashionista, đứa trẻ kén ăn,…

Nếu là bạn, bạn nghĩ sao về việc cha mẹ mình đã tự ý định hình đặc điểm nhận dạng của bạn trên mạng xã hội? Bạn nghĩ rằng liệu đó có đúng là chân dung con người thật của mình?

Bên cạnh đó, vấn đề về likes và những bình luận trên các bức hình cũng được đề cập tới. Liệu chúng ta có đang cố gắng chọn đăng tải những tấm ảnh về con mình với hy vọng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng? Và nếu đúng như vậy, điều này sẽ làm sai lệch hình ảnh mà bạn đang muốn xây dựng cho con đến mức nào?

Mạng Internet không bao giờ quên thông tin

Chúng ta thường nói với bọn trẻ rằng một khi thứ gì đó được đăng lên mạng thì nó sẽ tồn tại ở đó mãi mãi, và đây chính là mối bận tâm chính đối với những đứa trẻ.

Nghiên cứu cho thấy các phụ huynh thường không quan tâm đến lượng tiếp cận tiềm năng và sự lâu bền của những thông tin số hóa mà họ đã chia sẻ về những đứa con của mình.

Con của bạn sẽ không thể kiểm soát được việc video quay lại cảnh cô bé xấu hổ trong tiết học hát đầu tiên đó sẽ lan truyền đến đâu và ai sẽ là người xem nó.

Và đối với thế hệ trẻ em ngày nay, việc công khai đời tư của trẻ có thể được bắt đầu từ khi chúng chưa ra đời, khi bố mẹ chúng khoe hình ảnh chụp siêu âm với bạn bè của mình và cả bạn bè của bạn bè nữa.

Những hành động này của cha mẹ nhìn chung không vì mục đích xấu. Thực tế, họ thường thấy rằng họ đang tiết lộ điều gì đó riêng tư về cuộc sống của chính mình bằng việc đăng hình ảnh của con cái.

Việc chia sẻ ảnh thực ra cũng có lợi ích. Những bài đăng về chứng tè dầm của trẻ có thể sẽ giúp 1 người bạn tìm ra cách giải quyết, hoặc thêm kiên nhẫn trong việc giải quyết những vấn đề tương tự với con mình. Rất nhiều bậc làm cha làm mẹ cảm thấy sự hỗ trợ như thế này từ cộng đồng là quan trọng.

Khi mạng xã hội còn mới mẻ, thật khó để nói chính xác mạng lưới trực tuyến này sẽ ảnh hưởng đến đời tư và sự an toàn của trẻ như thế nào.

Nhưng giờ đây, mạng xã hội đã đủ trưởng thành – Facebook đã bước ra năm hoạt động thứ 14 – và đã đến lúc chúng ta nên suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này.

Đã đến lúc đặt câu hỏi bằng cách nào những cá nhân – cả người lớn và trẻ em – quản lý được giới hạn xung quanh việc chia sẻ thông tin cá nhân, và làm thế nào họ có thể kiểm soát những thông tin về họ được chia sẻ.

Lôi trẻ vào cuộc

Câu trả lời cho việc làm thế nào để tiếp cận vấn đề mới này có lẽ là lắng nghe những gì trẻ suy nghĩ. Nghiên cứu mới đây từ trường Đại học Michigan đã yêu cầu những đứa trẻ và các bậc phụ huynh nói về những quy định mà họ cho rằng các gia đình nên tuân theo, có liên quan đến công nghệ.

Người lớn có xu hướng nghĩ về những quy định xung quanh việc các con nên dành bao nhiêu thời gian cho các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV, nhưng số trẻ em nhiều gấp 3 lần người lớn lại cho rằng nên có quy định về những gì cha mẹ chia sẻ và không nên chia sẻ trên mạng xã hội.

Rất nhiều đứa trẻ nói rằng bố mẹ chúng không nên đăng bất cứ thứ gì về chúng lên mạng mà chưa hỏi ý kiến.

Cả trẻ em và phụ huynh đều cho rằng những hình ảnh, sự kiện và tin tức tích cực đáng để chia sẻ hơn là những thứ tiêu cực. Một bức ảnh chụp 1 đứa bé đang chơi xích đu trong công viên sẽ có ít khả năng hiện lại hơn nhiều so với 1 video Youtube quay cảnh những đứa trẻ nổi giận vì bữa sáng không phải món ăn yêu thích.

Nếu bạn là 1 người làm cha mẹ đang tìm kiếm lời khuyên hay sự cảm thông về 1 vấn đề cư xử thì sự tiếp cận của cộng đồng là rất hữu ích, chỉ cần bạn không đăng hình ảnh và tên của con mình trong bài đăng. Điều này sẽ giúp hạn chế khả năng tìm kiếm và tiếp cận không mong muốn.

Hãy hỏi để nhận được sự đồng ý của con trước khi đăng hình chúng cũng là 1 phần để giải quyết vấn đề.

Những bậc phụ huynh chia sẻ ảnh con trực tuyến không chỉ là vấn đề nhận dạng số hóa. Nó còn cho thấy sự ám ảnh của chúng ta trong việc ghi lại những hình ảnh của con, đặc biệt là khi chúng làm tốt trong các hoạt động của mình.

Điều này vô hình chung sẽ khiến trẻ cảm thấy áp lực khi thể hiện mình, phải làm sao để giúp bố mẹ có được những bức ảnh đẹp trên mạng xã hội. Những gì con cái thực sự muốn là bạn chú ý đến chúng và nhận thức được rằng việc mà chúng đang làm là quan trọng.

Minh Ngọc
Link nguồn: http://www.abc.net.au/news/2016-12-27/think-again-before-you-post-those-pics-of-your-kids/8149392
Bị hạn chế xem tivi, tập thể dục, tù nhân Anh đốt trại giam, live stream lên Facebook

Bị hạn chế xem tivi, tập thể dục, tù nhân Anh đốt trại giam, live stream lên Facebook

Những tên tội phạm ở Anh đã bình luận trực tiếp về cuộc bạo loạn này. Nó bùng phát do tù nhân phẫn nộ về việc bị hạn chế xem truyền hình và tập gym.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất