Nền kinh tế Úc đang ở trong giai đoạn bất ổn

Giờ đây Úc đang không ở một vị trí cân bằng. Các lĩnh vực kinh tế tăng và giảm, và tất cả mọi người đang cố gắng để dự báo các kịch bản khác nhau cho tương lai.
Tỷ giá hối đoái thấp hơn so với tỷ giá cố định cho các dự báo là một sự phát triển được hoan nghênh. Về cơ bản, nó sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế mạnh hơn và mang tới thêm các tác nhân để dẫn tới sự phát triển toàn diện.
Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) cho biết, tăng trưởng kinh tế ở Úc được dự đoán sẽ chỉ đạt 3% cho đến năm 2018. Tuy nhiên, có một số dự đoán cho rằng GDP danh nghĩa sẽ tăng 5% trong năm 2017. Trong trường hợp tỷ giá trao đổi của Úc (giá xuất khẩu so với giá nhập khẩu), theo dự đoán của Macquarie Bank Ltd, đạt 7% trong năm 2017, GDP danh nghĩa sẽ tăng lên đến hơn 5%. Ông James McIntyre, người đứng đầu nghiên cứu kinh tế tại Sydney, coi đây là kết quả tốt nhất kể từ năm 2011. Dù sao, cuộc khủng hoảng vẫn còn đó (xem hình dưới đây).
Tin tích cực duy nhất vào thời điểm này là, đối với Trung Quốc, Úc là một trong những nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất. Gần đây, Trung Quốc đã bất ngờ báo cáo những số liệu thương mại mạnh mẽ, với kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cao hơn nhiều so với dự báo. Sau đó, nhập khẩu của các mặt hàng như quặng sắt, than, đồn... cũng tăng về khối lượng trong tháng 11.
Trở lại với việc cắt giảm sản xuất, sau thỏa thuận của OPEC, triển vọng của thị trường tàu chở dầu dự kiến sẽ xấu đi. Đây chỉ là một trong những ảnh hưởng gián tiếp, sẽ bắt đầu vào đầu năm 2017 và kéo dài trong 6 tháng sau đó. Thỏa thuận này đã khiến giá dầu tăng, khiến cho cuộc sống trở nên đắt đỏ hơn với những người mua hay vận chuyển nhiên liệu.
Tuy nhiên, thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Ý tưởng về giá cao nhất có thể cho dầu thô có thể, trên thực tế, chỉ là một giả thuyết, không phải là một thực tế. Chúng ta cần phải tính đến thực tế là các nhà sản xuất dấu khí đá phiến ở Mỹ vẫn đang có tầm ảnh hưởng lớn. Do thực tế này, thỏa thuận này có khả năng thiết lập một mức sàn cho giá cả. Oxford Economics đã điểm tên những rào cản lớn nhất đối với giá cao. Đó là gian lận và nhu cầu thấp vì tình trạng của nền kinh tế toàn cầu. Sự mong manh của thỏa thuận Vienna, và thời gian 6 tháng để cụ thể hóa nó, là 2 yếu tố khác khiến cho các dự báo sẽ phải “lặng thinh”.
Tuy nhiên, các dự báo tồi tệ nhất đối với nhập khẩu dầu Úc vẫn còn hiệu lực. Theo tính toán dựa trên dữ liệu theo dõi tàu chở dầu, Úc đã nhận được lượng dầu trong tháng 11 ít hơn 2,5 lần so với tháng 10. Trong những ngày đầu tiên của tháng 12, xu hướng giảm này cũng vẫn tiếp tục diễn ra. Việc nhập khẩu dầu thô trong tháng 12 cũng đã thấp hơn 2 lần so với giai đoạn tương tự trong tháng 11.
Có thể nói rằng lượng dầu nhập khẩu của Úc đã giảm, và nhiều khả năng, sẽ không có bất kỳ thay đổi đáng kể trong tương lai gần. Một trong những điểm đặc trưng nổi bật nhất của vấn đề này là một số yếu tố tiêu cực có thể củng cố lẫn nhau. Ví dụ, chính sách dầu mới của OPEC làm cho giá cả tăng lên. Trong khi đó, nền kinh tế Úc đang đi xuống. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thứ đều tiêu cực. Trung Quốc dù thế nào đi nữa cũng đã giúp ổn định kinh tế Úc bằng cách đáp ứng nhu cầu cấp bách của riêng mình. Trong suốt một thời gian biến động như vậy, tăng trưởng xuất khẩu này là động lực chính cho nền kinh tế Úc, ít nhất là trong một thời gian.
Việt Tùng - Báo Úc

Trung Quốc cứu Úc giữa cảnh có thể suy thoái kinh tế
Dù số liệu kinh tế sụt giảm trong quý gần nhất, kinh tế Úc một lần nữa được “cứu” nhờ trạng thái nền kinh tế phát triển phụ thuộc nhiều nhất vào Đại lục.