Người dễ nghèo hay thích phàn nàn

Người dễ nghèo hay thích phàn nàn

Nếu bạn thích kêu ca về chuyện này, chuyện khác mà không xem lại chính mình, bạn khó có thể thay đổi thực trạng hiện tại.

Nhà văn Trung Quốc Li Shanglong có một người bạn luôn phàn nàn với ông mỗi lần gặp mặt về các vấn đề khác nhau. Anh ta khi thì kêu ca lương quá thấp, lúc nói lãnh đạo mù quáng và không coi trọng mình, hoặc có lần anh trách móc đồng nghiệp kém cỏi, chỉ biết xu nịnh người khác...

Lúc đầu, nhà văn cũng thông cảm cho bạn, nhưng sau khi nghe nhiều hơn, Li Shanglong hỏi anh ta: "Nếu anh không hài lòng như vậy, sao anh không từ chức và tìm công việc khác?". Người bạn này thở dài, nói: "Tôi không có tiền, lý lịch, trình độ học vấn trung bình nên tạm thời chỉ có thể lang thang ở đây".

Do vậy, cho đến bây giờ, người bạn này vẫn nhận được mức lương thấp và cuộc sống cũng không được cải thiện chút nào.

Du Zijian, một huấn luyện viên về cuộc sống tại Trung Quốc, cho biết nhiều người tưởng rằng phàn nàn là lời nói đơn giản nhưng thực chất là sự tự làm tê liệt bản thân. Nó cho phép chúng ta gán những bất hạnh của mình cho người khác mà không bao giờ suy ngẫm về bản thân, kết quả chúng ta khiến mình trở nên tồi tệ hơn.

Người kém cỏi khi xảy ra chuyện dễ nói xấu, đổ lỗi cho người khác, không những không giúp giải quyết được vấn đề mà còn kéo bản thân mình xuống. Người hay phàn nàn cũng thường dễ rơi vào cảnh nghèo đói, cuộc sống khó khăn.

Khi bạn từ bỏ việc phàn nàn và biết cách quy kết mọi thứ vào bên trong, bạn mới có thể sử dụng các hành động để thay đổi hiện trạng.

Du Zijian còn lấy ví dụ về một người bán hàng giỏi ở Mỹ tên Johnny. Người này từng trải qua nhiều thất bại khi mới bước chân vào ngành bán hàng. Nhiều hôm, anh dành cả ngày để phàn nàn về ban lãnh đạo, công ty, ca thán về những đồng nghiệp và khách hàng kém cỏi. Kết quả là anh bị sa thải liên tục, thay đổi 17 công ty trong 5 năm và sự nghiệp rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Mãi về sau, một tiền bối mới nhắc nhở anh: "Em nên tập trung vào bản thân thay vì suốt ngày tìm lỗi của người khác". Johnny chợt nhận ra bài học cuộc sống. Anh nghiêm túc xem xét nội tâm của mình, nhận ra rằng không phải môi trường không công bằng mà do anh không đáng tin cậy nên công ty không trọng dụng.

Kết quả là Johnny không còn phàn nàn nữa mà làm việc chăm chỉ. Hai năm sau, tại công ty mới của mình, anh đã thành công khi đứng đầu về doanh số bán hàng cá nhân tại Mỹ và được thăng chức làm tổng giám đốc.

Chuyên gia Du Zijian bổ sung rằng thỉnh thoảng bạn phàn nàn về cuộc sống cũng không sao. Nhưng kêu ca theo thói quen mà không tìm kiếm sự thay đổi, bạn là một người không khôn ngoan. Trên đời, không ai có cuộc sống luôn suôn sẻ. Nếu bạn để mình đắm chìm trong những lời phàn nàn, làm sao bạn có đủ nghị lực để nắm bắt cơ hội và hoàn thiện bản thân?

Thà bình tĩnh đối mặt còn hơn đổ lỗi cho người khác, cầm đèn mà tiến về phía trước khi phàn nàn về bóng tối. Bằng cách bớt phàn nàn và thực hiện nhiều hành động thiết thực hơn, bạn mới có thể tận dụng những nỗ lực hiện tại của mình để nhận được phần thưởng phong phú trong tương lai.

Thu Phương
Link nguồn: https://ngoisao.vnexpress.net/nguoi-de-ngheo-hay-thich-phan-nan-4650447.html
Người nghèo ở Úc trong 'cuộc chiến sinh tồn' càng đối mặt với áp lực tài chính

Người nghèo ở Úc trong 'cuộc chiến sinh tồn' càng đối mặt với áp lực tài chính

Những người Úc sống trong cảnh nghèo đói đang phải chiến đấu với "cuộc chiến sinh tồn" hàng ngày khi họ phải vật lộn để mua những nhu yếu phẩm cơ bản.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất