Perth: Cặp vợ chồng bị phạ t 500,000 đô vì bọc lột tàn tệ nhân công người Đài Loan

Perth: Cặp vợ chồng bị phạ t 500,000 đô vì bọc lột tàn tệ nhân công người Đài Loan

Một cặp vợ chồng tại Perth, là chủ một công ty lau dọn, đã bị phạ t hơn nửa triệu đô vì bọc lột một cách “cố ý”, “lặp lại” và “có hệ thống” các nhân công người Đài Loan.

Một cặp vợ chồng tại Perth, là chủ một công ty lau dọn, đã bị phạt hơn nửa triệu đô vì bọc lột một cách “cố ý”, “lặp lại” và “có hệ thống” các nhân công người Đài Loan.

Những bằng chứng về việc bóc lột có hệ thống các nhân công nước ngoài tại Úc đã được đưa ra sau một bản báo cáo do hai trường đại học thực hiện. Báo cáo này chỉ ra, 1/3 số du khách ba lô, và 1/4 sinh viên quốc tế tại Úc đang bị các chủ lao động bóc lột hàng ngày khi chỉ được trả một nửa mức lương tối thiểu.

Quốc hội liên bang đang xem xét một đạo luật về nô lệ hiện đại để đấu tranh chống nạn bóc lột, đặc biệt là đối với những người lao động dễ bị tổn thương và tới từ nước ngoài.

Tại tòa án liên bang, bà Catherine Paino-Povey đã bị phạt 77,400 đô và chồng bà Mark Povey cũng bị phạt 72,240 đô vì bóc lột 3 nhân viên người Đài Loan làm việc trong công ty lau dọn của họ (Commercial and Residential Cleaning Group). Công ty này cũng phải chịu khoản tiền phạt 361,200 đô.

Đây ra lần thứ 2 cặp vợ chông Paino-Povey và Povey bị phạt vì cố tình bóc lột nhân công trong nước và nước ngoài. Vào năm 2013, một công ty dọn dẹp khác mà họ sở hữu đã bị phạt 343,860 đô vì các vi phạm tương tự.

Thẩm phán Antoni Lucev cho biết hai vợ chồng này đã chỉ đơn giản là đã lặp lại những vi phạm tương tự, khi cả 2 trường hợp đều "thể hiện tình huống và phương thức hoạt động tương tự".

 

Có thể bạn chưa biết: Các doanh nghiệp Úc đang bóc lột nặng nề lao động nhập cư và sinh viên quốc tế

Các doanh nghiệp trên cả nước hiện đang bóc lột lao động nhập cư và sinh viên quốc tế, theo một báo cáo mới được công bố vào tuần này.

Báo cáo do UNSW và UTS công bố cho thấy những người làm việc trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ khách hàng rất dễ bị tổn thương, và họ thường chỉ được trả một phần nhỏ so với mức lương tối thiểu tại Úc là 22.80 đô.

Ví dụ, trong số 10,000 lao động di cư và sinh viên quốc tế ở Canberra, có 50% số người được hưởng mức lương 15 đô/giờ, còn 1/3 chỉ được trả 12 đô/giờ.

Việc thiếu các khiếu nại về những thực tiễn như vậy đã khiến Văn phòng Thanh tra Công bằng Việc làm phải lên tiếng kêu gọi những người bị bóc lột hãy báo cáo trường hợp của mình, và cũng nên tận dụng các dịch vụ miễn phí mà họ có thể có được.

Unions ACT cho biết rằng các nhân viên - những người thường sợ bị trục xuất - tự cảm thấy mình không có khả năng để lên tiếng.

Ông Alex White từ Unions ACT đã kêu gọi Chính phủ ACT can thiệp và giúp đỡ người lao động ở cấp độ địa phương.

Bộ trưởng Công nghiệp ACT, bà Rachel Stephen-Smith đồng ý rằng báo cáo này là rất đáng lo ngại, nhưng bà cũng lưu ý rằng Chính phủ Vùng lãnh thổ vẫn đang trong quá trình thảo luận về cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này.

Bà nói: "Có một số thách thức với đề xuất cụ thể này.”

"Tôi đã nói chuyện với đối tác của liên bang về tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng những người lao động từng bị cắt xén tiền lương và từng báo cáo về vụ việc đó sẽ không bị hủy visa."

Minh Hoang - Báo Úc (Theo TheGuardian)
Link nguồn: https://www.theguardian.com/australia-news/2017/dec/05/couple-fined-500000-for-systematic-exploitation-of-taiwanese-workers

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất