Phát hiện loài chuột túi tưởng tuyệt chủng hơn 100 năm

Phát hiện loài chuột túi tưởng tuyệt chủng hơn 100 năm

Các nhà sinh học vui mừng thông báo kết quả về sự hồi sinh của các loài sinh vật tưởng đã tuyệt chủng.

Các nhà sinh học vui mừng thông báo kết quả về sự hồi sinh của các loài sinh vật tưởng đã tuyệt chủng.

Tờ Sputnik đưa tin, các nhà khoa học của trường Đại học New South Wales (Australia) đã phát hiện thấy một con chuột túi Dasycercus cristicauda thuộc loài gặm nhấm nhỏ, từng được coi là tuyệt chủng.

Con chuột mới được tìm thấy này có kích thước khá lớn, nó nặng 150g, lớn hơn một chút so với mức trung bình của loài này.

Ngày nay, những con vật này rất hiếm thấy ở phần trung tâm của Australia, còn ở phần phía nam lục địa này thì loài chuột túi này đã biến mất hơn 100 năm trước.

Các nhà sinh học vui mừng thông báo kết quả về sự hồi sinh tương tự của các loài sinh vật tưởng đã tuyệt chủng. Cách đây không lâu, họ tìm thấy những con "cua cây" tưởng đã nói lời tạm biệt mãi mãi từ giữa thế kỷ trước. Và bây giờ lại thêm sự hồi sinh đáng mừng.

Theo các nhà khoa học mô tả, mặc dù được gọi là chuột nhưng loài Dasycercus cristicauda lại trông giống như loài thú ăn thịt, nó còn được mệnh danh là quỷ Tasmania.

Lý do khiến nó giống như loài thú ăn thịt là bởi vì ngoại hình của nó, mõm nhọn, tai tròn, chân ngắn, lưng của nó có thể thay đổi từ vàng sang nâu đỏ, phần bụng màu trắng hoặc màu kem.

Được biết, loài gặm nhấm này thích ở vùng bán sa mạc khô cằn và có lối sống đơn độc trên mặt đất. Chuột túi chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Ban ngày chúng ngủ trong các hang đào trong cồn cát tạo ra hệ thống đường hầm.

Có thể do cuộc sống ban đêm của chúng nên trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu đã không gặp thành viên nào của loài thú này.

Trước đó, các chuyên gia chỉ có thể  nghiên cứu xác chuột, còn bây giờ các nhà khoa học thuộc trường Đại học New South Wales đã có khá nhiều mẫu sống.

Theo Báo Đất Việt

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất