Tây Úc chấn động vì cái chế t của cô gái trẻ sau 3 ngày bị giam trong đồn cảnh sát

Cảnh quay đau lòng về những phút cuối đời của Dhu sẽ được công khai sau khi gia đình của cô gái 22 tuổi này đấu tranh để "thế giới thấy s ự th ậ t" về những gì cô bị đối xử.
Gia đình cô sẽ đẩy mạnh truy tố những người có liên quan tới cái chết của cô.
Bà của Dhu, Carol Roe nói với tờ WAtoday là gia đình họ đã cảm thấy vô cùng chán nản khi công lý còn chưa được thực hiện. "Vẫn chưa có công lý cho gia đình tôi", bà nói bên ngoài tòa án.
Cô Dhu đã chết sau khi bị nhốt tại Sở cảnh sát South Hedland trong 3 ngày vào tháng 8/2014 vì chưa nộp 3.622 đô tiền phạt.
Cô Dhu đã chết sau 3 ngày bị giam trong đồn cảnh sát. Hiện gia đình đang đi tìm công lý cho cô.
Ban đầu, gia đình cô gái phản đối yêu cầu có được những cảnh quay trên của giới truyền thông.Họ lặp đi lặp lại quan điểm này trong quá trình điều tra cái chết của cô. Nhưng sau đó, luật sư của họ nói rằng gia đình đang xem xét lại vì lợi ích cộng đồng.
Cảnh quay bị chỉ trích này được ghi từ ngày 2-4/8 tại buồng giam của đồn cảnh sát và trạm y tế Hedland, cho thấy cô Dhu bị kéo ra từ phòng giam, còng tay trong khi cả người tê liệt.
Sau đó, cô ấy bị kéo mạnh trong tình trạng thoi thóp, được đưa lên thùng xe cảnh sát và đã chết trên đường vận chuyển hoặc trên dường tới bệnh viện.
Nhân viên điều tra Ros Fogliani, người công bố phát hiện về cuộc điều tra nói với tòa án rằng cô sẽ tiết lộ cho công chúng về đoạn video tuy nhiên cảnh quay những phút cuối đời của Dhu sẽ không được công khai, thể theo yêu cầu của cha cô gái.
Nhân viên điều tra này gọi những gì mà Dhu phải chịu đựng ở đồn cảnh sát là "vô nhân đạo và không chuyên nghiệp".
"Hoàn cảnh quanh cái chết của cô ấy thật bi thảm, đáng lo ngại".
Theo điều tra, cách hành xử của nhân viên y tế và cảnh sát có liên quan đêu không đạt tiêu chuẩn. "Vẫn không có sự công bằng đối với gia đình nạn nhân".
"Các sĩ quan đã phớt lờ phúc lợi và quyền được điều trị của cô ấy".
Bà cô Dhu cho biết gia đình sẽ thúc đẩy để kiện các cảnh sát và nhân viên y tế, những người đã điều trị cho cô ấy.
"Đó là bước tiếp theo của chúng tôi. Chúng tôi muốn công lý, chúng tôi muốn ra tòa và có kẻ chịu trách nhiệm".
Có 11 khuyến nghị cũng được đưa ra trong cuộc điều tra, trong đó có việc xem lại việ giam giữ người không trả được tiền phạt.
Cô Dhu chết vì viêm phổi và nhiễm trùng vết gãy xương sườn mà không được điều trị sau khi cảnh sát và các nhân viên y tế xem cô ấy là một con nghiện giả bệnh.
Nhưng nhân viên điều tra đã phát hiện ra mặc dù co Dhu chết vì nguyên nhân tự nhiên nhưng cô ấy đã không được chẩn đoán bệnh đầy đủ tại trạm y tế Hedland.
Lẽ ra, vết thương nhiễm trùng của cô ấy có thể được điều trị bằng kháng sinh ngay từ lần đầu hoặc lần thứ hai nhập viện nếu cô ấy được chụp X-quang hoặc được kiểm tra các bộ phận quan trọng.
Đến lần nhập viện thứ ba, Dhu tử vong khi đã trải qua nhiều ngày bị giam giữ.
Các cảnh quay CCTV cho thấy Dhu ở trong phòng giam, ở sau thùng xe cảnh sát và trong bệnh viện.
Một số cho thấy cảnh sát kéo lê và đưa cơ thể mềm oặt của cô lên thùng xe. Có clip ghi lại cảnh một sĩ quan lôi cổ tay Dhu trước khi thả ra khiến cô bị đập đầu.
Giám đốc điều hành Aboriginal Legal Service WA, Dennis Eggington nói rằng gia đình và cộng đồng Thổ dân đã chịu đựng đủ. Ông mô tả cái chết của Dhu là một sự bất công tàn bạo.
"Tôi hy vọng các nhân viên điều tra xem xét hết mức những mong muốn của gia đình và nhu cầu chữa trị của họ", ông nói.
Phát ngôn viên Trung tâm Luật Nhân quyền, Ruth Barson nói rằng đã 2 năm kể từ sau cái chết "tàn nhẫn" của Dhu nhưng Chính quyền ông Barnett vẫn tiếp tục giam giữ những người không thể nộp phạt - một chính sách khiến một phụ nữ Thổ dân bị ảnh hưởng không đáng.
"Tây Úc đang rất cần sửa đổi cuộc khủng hoảng bỏ tù quá mức của mình và thay đổi luật phạt sao cho công bằng và linh hoạt", bà Barson nói.
Ngày 14/12, bà Roe nói mình muốn cả thế giới biết sự thật. "Tôi hy vọng nhân viên điều tra sẽ nói ra sự thật để chúng tôi còn thấy có chút công lý, sau đso có thể đưa cháu gái mình về chốn án nghỉ", bà nói.
"Mọi người cần thấy tận mắt cháu tôi đã bị đối xử như thế nào".
"Tất cả người Úc cần thấy cảnh này, tất cả chúng ta cần đứng bên nhau và nói đủ rồi, không để có thêm người thổ dân chết trong tù nữa".
Bảo Linh - Báo Úc