Thượng nghị sỹ Úc từ chức vì bê bố i thân Trung Quốc

Gặp bão chỉ trích khi phát biểu ủng hộ Trung Quốc về Biển Đông, Thượng nghị sỹ Sam Dastyari của Australia đã tuyên bố từ chức vào sáng nay (12/12), theo thông tin từ giới truyền thông nước Úc.
Gặp bão chỉ trích khi phát biểu ủng hộ Trung Quốc về Biển Đông, Thượng nghị sỹ Sam Dastyari của Australia đã tuyên bố từ chức vào sáng nay (12/12), theo thông tin từ giới truyền thông nước Úc.
Được coi là một nhân vật chính trị tiềm năng, ông Dastyari sáng nay tuyên bố tại Nghị viện: “Sau nhiều lần suy nghĩ, tôi đã quyết định rằng điều tốt nhất mà tôi có thể phục vụ cho Đảng Lao động là sẽ không trở lại Thượng viện vào năm 2018”.
Trước đó ông Dastyari đã bị sa thải khỏi hai vị trí cấp cao trong Thượng viện, sau khi một đoạn ghi âm cho thấy ông này đã công khai ủng hộ việc Trung Quốc không tuân thủ phán quyết của tòa án quốc tế về Biển Đông, một văn bản quan trọng bác bỏ tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn của Bắc Kinh. Lời bình luận của ông Dastyari được đưa ra khi ông này đứng cạnh ông Hoàng Hướng Mặc, một tỷ phú người Hoa có mối liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Phát biểu của ông Dastyari trở thành tâm điểm phê phán vì làm trái với lập trường của Công đảng mà ông ta là thành viên, đồng thời cũng đi ngược với quan điểm của chính phủ Australia về Biển Đông.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull phê phán nhà lãnh đạo của Công đảng (Đảng Lao động Úc) Bill Shorten và kêu gọi ông Dastyari phải bị sa thải hoàn toàn khỏi các chức vụ trong Nghị viện.
Vụ bê bối của ông Dastyari còn liên quan đến việc ông này đưa ra lời cảnh báo gây tranh cãi với tỷ phú Hoàng. Giới truyền thông nước Úc tiết lộ, trong một lần gặp gỡ với ông Hoàng Hướng Mặc, thượng nghị sỹ Dastyari đã đề nghị cất điện thoại ở xa và nói rằng điện thoại của ông đang bị các cơ quan tình báo nghe lén.
Vì điều này, ông Dastyari một lần nữa trở thành tâm điểm chỉ trích của Thủ tướng Malcolm Turnbull.
Gần đây ông Turnbull đặt ra một loạt câu hỏi chất vấn vị thượng nghị sỹ 34 tuổi người gốc Iran: “Đây là câu hỏi cho ông Sam Dastyari: Ông đang đứng ở bên nào? Tại sao ông lại đưa ra lời khuyên về việc nghe lén cho một người nước ngoài gắn bó với một chính phủ nước ngoài?”
Các quốc gia phương Tây bao gồm Mỹ, Đức và Úc ngày ngày càng lo ngại về hoạt động gián điệp, tuyên truyền và gây ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc, theo Financial Times.
Tuần này, cơ quan an ninh của New Zealand đã kêu gọi chính phủ lên tiếng về các vấn đề an ninh quốc gia trong bối cảnh ngày càng có nhiều quan ngại về những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng tới cộng đồng người Hoa đang gia tăng ở trong nước.

Trung Quốc gọi Úc là “phân biệt chủng tộc” và “hoang tưởng”
Bắc Kinh đã cáo buộc các phương tiện truyền thông Úc về báo cáo "hoang tưởng" và "phân biệt chủng tộc" đối với Trung Quốc, giữa những lo ngại ngày càng gia tăng về sự can thiệp của Trung Quốc tại Úc.