Tiết lộ diện mạo mới của tên khủn g bố IS người Úc bị bắt tại Thổ Nhĩ Kì

Tiết lộ diện mạo mới của tên khủn g bố IS người Úc bị bắt tại Thổ Nhĩ Kì

Chính phủ đã gửi một yêu cầu dẫn độ tên khủn g bố IS này về nước tuy nhiên cũng e sợ khả năng hắn sẽ trở thành một "totem" cho những kẻ cực đoan tại Úc.

Những hình ảnh đầu tiên về thành viên cao cấp của Isis người Úc, Neil Prakash đã xuất hiện sau khi hắn bị bắt và bị giam tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Các hình ảnh thu được cho thấy tên khủng bố có khuôn mặt gầy đi đáng kể từ sau lần cuối hắn xuất hiện vào 6 tháng trước trong các tài liệu công khai với tư cách là một trưởng nhóm tuyển quân cực đoan.
Prakash, người mà chính phủ Úc tin rằng đã bị giết chết trong một cuộc không kích tại thành phố thứ hai của Iraq, Mosul, vào tháng 5 đã bị lính biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ bắt vào ngày 24/10, trong ngôi làng phía Nam của Inali.


Lúc đầu, hắn tự khai mình là người Campuchia với tên gọi Piseth Doung. Tuy nhiên, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đã nhận ra giọng Úc của Prakash và chính thức buộc tội anh ta có liên quan với chủ nghĩa khủng bố vào ngày hôm sau.
Kể từ đó, Prakash đã bị giam tại một nhà tù ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi các quan chức từ cả Thổ Nhĩ Kỳ và Úc đã thẩm vấn hắn.
Prakash rất quen thuộc trong các video tuyên truyền cổ vũ người Úc tham gia Isis.
Hắn được cho là đã bị giết trong một cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu vào trung tâm thành phố Mosul. Tại thời điểm đó, các quan chức Iraq cho biết Prakash đã có mặt tại một trong những ngân hàng của thành phố, được Isis cử đi sắp xếp tiền để phân phối cho tổ chức.
Prakash là một trong ba thành viên cao cấp của Úc trong nhóm người được cho là đã bị giết chết, cùng với Mohammed Elomar và Khaled Sharrouf. Các quan chức an ninh Úc tin rằng hàng chục người Úc đã thiệt mạng khi chiến đấu ở Iraq và Syria.
Sự mất mát dần lãnh thổ cho thấy việc chỉ huy và kiểm soát của các nhóm đã dần rệu rã. Điều đó khiến những kẻ cầm đầu cần tập trung hơn vào việc kiểm soát quân số hơn là quan tâm về mặt địa lý.
Việc chuyển đổi trong chiến thuật được thấy khi Isis gửi một lượng quân tới châu Âu. Những kẻ được gửi đi đã thực hiện những nhiệm vụ là các cuộc tấn công dã man và khủng khiếp ở Paris và Brussels, cũng như các chiến dịch "sói đơn độc" trong một cuộc tấn công bằng xe tải tại thành phố Nice.
Cái chết của Prakash được công bố vào tháng 5 bởi chính phủ Úc như một thắng lợi lớn chống lại Isis. Tổng chưởng lý George Brandis cho biết: "Cái chết của Prakash sẽ phá vỡ và làm giảm khả năng tuyển nhóm người dễ bị tổn thương trong cộng đồng của chúng tôi trong việc tiến hành các hành động khủng bố."
Prakash đã rất tích cực tham gia vào việc lôi kéo, buộc người Úc chiến đấu ở nước ngoài. Hắn cũng khích lệ những kẻ thực hiện các cuộc tấn công trên đất Úc. Năm 2013, hắn tới Syria và trở nên quen thuộc trong các tài liệu tuyên truyền phổ biến của Isis.
Là con của người nhập cư Campuchia và Fiji, Prakash sinh ra ở Melbourne. Năm 2012, hắn chuyển sang đạo Hồi, và tham dự trung tâm Hồi giáo al-Furqan. Trung tâm này bắt đầu thu hút sự chú ý của công chúng gần đây sau khi hai thanh niên 18 tuổi có liên quan đến trung tâm bị buộc tội khủng bố vào năm 2015. Sau đó không lâu, nó đã bị đóng cửa.
Cảnh sát liên bang Úc đã ban hành lệnh bắt giữ đầu tiên với Prakash vào tháng 8/2015.
Lệnh này hiện vẫn còn tồn tại. Bộ trưởng Tư pháp của Úc, Michael Keenan thông báo rằng Úc đã nộp một yêu cầu dẫn độ chính thức cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng hiện vẫn chưa có thông tin rõ ràng về việc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ có đáp ứng yêu cầu này hay không. Prakash cũng có thể bị buộc tội ở Thổ Nhĩ Kỳ, và chính quyền địa phương vẫn có thể tìm cách truy tố anh ta ở đó.
Một số chuyên gia quốc phòng đã cảnh báo việc dẫn độ Prakash, một phần vì việc này có thể khiến anh ta trở thành một "totem" cho những kẻ cực đoan ở Úc.

Anh Thư - Báo Úc

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất